Cuộc sống hiện đại đề cao sự tiện ích và thân thiện với môi trường. Đó là lý do mà xe đạp điện trợ lực đang dần trở thành phương tiện giao thông phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Mọi người lựa chọn di chuyển bằng xe đạp điện trợ lực vì sự tiện ích, vừa có thể rèn luyện sức khỏe, vừa giảm lượng khí độc thải ra môi trường. Tuy nhiên đây vẫn là một phương tiện khá mới mẻ, người dùng vẫn còn băn khoăn về cách sửa chữa những lỗi cơ bản thường gặp của xe. Vậy sửa xe đạp điện trợ lực có khó không? Cách bảo dưỡng và sửa chữa cụ thể như thế nào? Theo dõi bài viết để biết câu trả lời nhé!
Tổng quan về xe đạp điện trợ lực
Xe đạp điện trợ lực có thể hiểu đơn giản là một chiếc xe đạp được trang bị thêm bộ KIT động cơ điện nhằm tăng tốc độ di chuyển, hỗ trợ lực đạp để giảm bớt mệt mỏi khi đạp xe thông thường. Một số loại xe đạp điện trợ lực ngày nay còn được trang bị thêm bộ cảm biến điện giúp việc đạp xe trở nên nhẹ nhàng và duy trì được tốc độ ổn định.
Những mẫu xe đạp điện trợ lực đa phần có thiết kế nhỏ gọn, xinh xắn với màu sắc và kiểu dáng đa dạng. Bạn có thể linh hoạt lựa chọn 3 chế độ di chuyển: đạp xe thông thường, đạp trợ lực điện và sử dụng động cơ điện.
Sửa xe đạp điện trợ lực có khó không?
Nếu bạn đang thắc mắc sửa xe đạp điện trợ lực có khó không thì hãy yên tâm, việc sửa chữa xe đạp điện trợ lực tại nhà sẽ không gặp quá nhiều khó khăn nếu nắm được kiến thức cơ bản về cơ học và điện tử. Tất nhiên, độ khó sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại xe bạn đang sở hữu, mức độ sự cố, công cụ thiết bị hỗ trợ,…Cụ thể những yếu tố cần xem xét như sau:
- Kiến thức kỹ thuật: Điều đầu tiên để có thể sửa chữa xe đạp điện trợ lực, bạn cần hiểu về cơ cấu hoạt động của xe đạp, hệ thống trợ lực điện cùng các phụ tùng xe. Nắm vững những kiến thức cơ bản này sẽ giúp bạn xác định vấn đề nhanh chóng và tìm ra hướng khắc phục.
- Công cụ sửa chữa: Để sửa lỗi xe, bạn cần có những công cụ cơ bản như bộ đòn bẩy, bộ chìa vít, máy bơm, các dụng cụ mở rộng, cắt và kiểm tra.
- Tài liệu hướng dẫn: Một số chiếc xe đạp điện trợ lực sẽ có sách hướng dẫn sửa chữa và bảo dưỡng đi kèm. Nghiên cứu tài liệu kỹ càng giúp bạn hiểu cách tháo lắp từng bộ phận, xử lý những vấn đề thường gặp.
- Mức độ của sự cố: Phụ thuộc vào tình trạng xe lúc đó mà độ khó của việc sửa chữa sẽ khác nhau. Có một số lỗi phức tạp hơn liên quan đến hệ thống điện và điện tử, lúc này bạn sẽ cần kiến thức chuyên sâu về điện và viễn thông.
- Kinh nghiệm: Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định việc sửa chữa xe tại nhà có diễn ra dễ dàng hay không. Nếu từng có kinh nghiệm sửa các loại thiết bị điện tử khác thì việc sửa xe đạp điện trợ lực diễn ra dễ dàng hơn nhiều.
Cách sửa chữa một số lỗi cơ bản thường gặp
Cũng giống như các loại phương tiện di chuyển khác, xe đạp điện trợ lực được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Muốn biết sửa xe đạp điện trợ lực có khó không thì bạn chỉ cần kiểm tra và tìm hiểu những bộ phận sau:
PIN
Khi xe đạp điện trợ lực vừa được mua về, bạn cần thực hiện một vài thao tác đơn giản để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của xe được tốt hơn. Một trong những thao tác quan trọng đó là sạc và xả pin đúng cách.
Pin của một chiếc xe đạp trợ lực điện khi mới mua về cần được sạc xả từ 2 tới 3 lần để có thể đạt được hiệu suất tối ưu. Quá trình sạc xả pin có thể giúp cải thiện khả năng lưu trữ và cung cấp năng lượng cho xe đạp, tối ưu hóa công suất hoạt động của xe. Nhưng bạn cũng nên chú ý không để việc xả cạn pin diễn ra thường xuyên hoặc để pin không sử dụng trong một thời gian dài, vì những điều này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của pin.
Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng xe trong vài tháng thì việc hạn chế xả pin là cực kỳ quan trọng. Pin xe đạp điện trợ lực luôn cần duy trì ở mức điện năng ổn định, nhằm tránh khỏi tình trạng các cell pin xảy ra thiệt hại không thể khôi phục. Nếu bảo quản đúng cách, khi có nhu cầu quay lại sử dụng thì pin xe vẫn hoạt động tốt.
Khi đèn báo của hệ thống trợ lực điện không sáng thì điều đầu tiên bạn cần kiểm tra đó là pin. Bạn cần sử dụng đồng hồ đo điện chuyên dụng để kiểm tra xem pin còn hoạt động bình thường không. Nếu không, bạn hãy thay toàn bộ pin để đảm bảo xe đạp điện trợ lực có thể hoạt động bình thường.
Sạc & thiết bị kết nối
Sạc và các dây cáp kết nối trên xe là những bộ phận dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ môi trường. Chính vì vậy, bạn luôn luôn phải kiểm tra kỹ càng những bộ phận này. Đảm bảo toàn bộ dây cáp, ống dẫn ở trong trạng thái nguyên vẹn, không bị rạn nứt, gãy hoặc bung ra. Nếu xảy ra tình trạng hỏng hóc, đứt cáp hay kết nối không ổn định thì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất lái xe của bạn.
Sửa xe đạp điện trợ lực có khó không? Nếu không có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về điện thì khi phát hiện hỏng hóc, bạn nên mang xe tới cửa hàng sửa xe đạp điện chuyên nghiệp.
Lốp xe
Đây có thể coi là bộ phận dễ dàng kiểm tra nhất nếu có xảy ra hỏng hóc. Khi lốp xe của bạn bị xịt hơi ngay sau khi vừa bơm căng đầy thì bạn hãy mang chúng ra cửa hàng sửa xe đạp điện gần nhất để kiểm tra, vá hoặc thay săm lốp.
Thao tác sửa chữa, vá săm xe hay thay lốp xe tương đối đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện điều này tại nhà nếu đầy đủ các dụng cụ cần thiết.
Động cơ
Đây là bộ phận quan trọng là được thiết kế bền nhất của chiếc xe đạp điện trợ lực. Điều này đồng nghĩa với việc nếu chúng xảy ra sự cố nào đó thì xe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu bạn gặp phải tình trạng xe đạp vẫn có đèn báo nhưng động cơ không hoạt động và có thể cảm nhận được nhiệt tỏa ra từ động cơ thì cần ngay lập tức sửa chữa chúng. Hiện tượng phát nhiệt nhiều có thể gây nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời.
Việc thay thế động cơ tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Vì vậy nếu gặp phải tình trạng trên, hãy mang xe đạp điện trợ lực của bạn ra ngoài cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra và xử lý.
Phanh & hệ thống truyền động
Ngoài lốp xe, phanh và hệ thống truyền động cũng là bộ phận tương đối dễ phát hiện hỏng hóc. Nếu trong lúc di chuyển, bạn bóp phanh mà xe không giảm tốc độ hoặc đạp nhưng xe không đi thì đó là lúc bạn cần kiểm tra, sửa chữa chúng ngay.
Bạn cũng cần thường xuyên bảo trì bằng việc tra dầu để phanh & hệ thống truyền động hoạt động trơn tru nhất. Nếu phanh xe gặp vấn đề thì có thể gây nguy hiểm và bất tiện khi bạn di chuyển.
Hy vọng với những thông tin mà HTeBike chia sẻ ở trên, bạn đã nắm rõ về vấn đề sửa xe đạp điện trợ lực có khó không. Nếu có những kinh nghiệm, kiến thức cơ bản cùng bộ dụng cụ chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện một số thao tác sửa chữa tại nhà.
Những mẫu xe trợ lực điện hot nhất hiện nay
Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/sua-xe-dap-dien-tro-luc-co-kho-khong-nhung-loi-thuong-gap/