Hiện nay trên thị trường có 2 dòng xe đạp trợ lực điện phổ biến đó là động cơ trục giữa và động cơ trục sau. So với động cơ trục giữa, chi phí của động cơ trục sau rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên đây chưa phải yếu tố để quyết định loại nào tốt hơn. Mỗi loại đều sẽ có ưu nhược điểm riêng, cùng HTeBike so sánh xe đạp trợ lực điện động cơ trục giữa và trục sau nhé!
So sánh động cơ trục giữa và động cơ trục sau
Với sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện nay, rất nhiều loại động cơ đã được áp dụng vào sản xuất xe đạp trợ lực điện. Trong số đó có 2 dòng động cơ phổ biến, được nhiều người yêu thích nhất đó là động cơ trục giữa và động cơ trục sau. Cùng tìm hiểu sự khác nhau của hai loại động cơ này nhé!
So sánh chi phí động cơ
Giá thành thường là tiêu chí đầu tiên được mọi người quan tâm đến khi bắt đầu có ý định tìm mua một sản phẩm nào đó. Vì động cơ của xe đạp trợ lực điện là bộ phận quan trọng nên nó sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí, giá thành của mỗi chiếc xe được bán ra.
Giá thành của hai động cơ này trên thị trường hiện đang có sự chênh lệch như sau:
- Động cơ trục giữa: Loại động cơ này được nhiều hãng xe nổi tiếng trên thế giới sử dụng (GIANT, TSINOVA,…) và chúng có giá thành không hề rẻ. Ngân sách bạn phải chi cho loại động cơ này sẽ dao động từ 1000$ – 1500$ và chưa bao gồm chi phí bảo dưỡng. Đây là một mức giá khá cao so với thu nhập trung bình của người dân Việt Nam.
- Động cơ trục sau: Loại động cơ này có mức giá bình dân hơn nhiều, chỉ khoảng từ 200$ – 1000$ phù hợp với thu nhập của đa số người tiêu dùng. Do vậy, chúng được sử dụng phổ biến trong phân khúc xe tầm trung đến cận cao cấp. Một số hãng xe nổi tiếng trên thị trường hiện nay cũng đang sử dụng loại động cơ này đó là ADO, 5TH Wheel, Himo, Twitter,…
Hiệu năng của hai loại động cơ có gì khác biệt?
Về cơ bản, hai loại động cơ này đều giúp xe đạp trợ lực điện hoạt động hiệu quả và bền bỉ trên cả quãng đường dài. Tuy nhiên, do cấu tạo khác nhau nên hiệu năng của hai loại động cơ này cũng sẽ có nhiều sự khác biệt.
Động cơ trục giữa
Loại động cơ này được gắn trực tiếp vào phần dưới trục giữa của xe, nối thẳng với phần tay quay. Với cấu tạo như vậy, động cơ này sẽ được gắn chặt vào khung xe, không truyền động trực tiếp vào bánh xe. Thông qua dây xích, năng lượng cơ học được chuyển hóa thành năng lượng động bằng việc quay vòng dây xích. Điều này sẽ giúp bạn đạp xe dễ dàng hơn.
Cũng bởi nguyên lý hoạt động như vậy, đa phần các dòng xe sử dụng động cơ trục giữa chỉ có chế độ trợ lực điện mà không có chế độ vặn ga. Bởi khi vặn ga, ma sát giữa bộ cảm biến và tay quay sẽ tăng lên dẫn đến hiệu năng sử dụng và tuổi thọ bị giảm xuống đáng kể.
Bù lại, động cơ trục giữa có tích hợp thêm cảm biến trợ lực mô – men xoắn giúp cung cấp năng lượng trợ lực tốt hơn. Khi bạn đạp mạnh hơn, động cơ sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn còn khi bạn đạp nhẹ đi, động cơ sẽ cung cấp ít năng lượng hơn.
Động cơ trục sau
Đây là loại động cơ điện được tích hợp vào bánh sau của xe, sử dụng thay cho một bộ động cơ trung tâm tiêu chuẩn. Động cơ trục sau có một mô – men xoắn truyền lực trực tiếp vào bánh xe, không tác động vào hệ thống bánh răng của bánh sau.
Đa số những mẫu xe đạp trợ điện lực có động cơ trục sau đều sẽ tích hợp thêm hệ thống trợ lực dựa vào cảm biến nhịp. Khi bạn bắt đầu đạp, bộ điều khiển sẽ nhận được tín hiệu từ cảm biến và bật động cơ trục sau. Ngược lại, khi bạn ngừng đạp, động cơ xe cũng sẽ tự động ngắt.
Ngoài ra, động cơ trục sau thường được trang bị thêm chế độ vặn ga. Với tính năng này, bạn có thể không cần đạp mà xe vẫn di chuyển. Đây cũng là ưu điểm vượt trội của loại động cơ này khi so sánh xe đạp trợ lực điện động cơ trục giữa và trục sau.
Quãng đường di chuyển
Khi sử dụng cùng một loại pin với kích thước động cơ và điều kiện đường xá như nhau thì xe đạp trợ lực điện trục giữa luôn có thể di chuyển xa hơn từ 10 – 20km so với trục sau. Sở dĩ động cơ trục giữa có thể làm được điều này là bởi chúng tận dụng hiệu quả hoạt động của bánh răng, tối ưu số vòng quay khi di chuyển và tiết kiệm năng lượng.
Do hoạt động độc lập với hệ thống truyền điện của xe đạp nên động cơ trục sau không thể sử dụng lợi thế cơ học của các bánh răng. Điều này dẫn tới việc hiệu suất hoạt động của xe sẽ bị ảnh hưởng khi động cơ chạy ở số vòng quá cao hoặc quá thấp. Đồng thời nó còn có thể vô tình làm tiêu tốn nhiều năng lượng hơn do chế độ vặn ga, dẫn tới việc quãng đường di chuyển có thể ngắn hơn.
Khả năng điều khiển
Thông thường, khi điều khiển xe đạp trợ lực điện với động cơ trục giữa, bạn sẽ có cảm giác cân bằng hơn vì trọng tâm ở giữa xe. Nguồn lực sẽ được phân bổ cân bằng cả trước và sau giúp bạn dễ dàng điều khiển xe ở nhiều tình huống, điều kiện địa hình khác nhau.
Động cơ ở bánh sau sẽ gây ra hiện tượng con quay kỳ lạ khi điều khiển xe với tốc độ cao. Điều này khiến bạn cảm thấy khó khăn khi điều khiển xe ở những khúc cua hay địa hình gồ ghề.
Nên chọn động cơ trục sau hay động cơ trục giữa?
Đáp án cho câu hỏi này còn phụ thuộc vào nguồn lực tài chính, nhu cầu sử dụng của từng người. Dựa vào những so sánh khách quan phía trên, bạn có thể cân nhắc để lựa chọn loại xe đáp ứng được địa hình, quãng đường thường di chuyển và ngân sách của mình.
Nếu xét về chi phí, động cơ trục sau hẳn là lựa chọn không tồi với mức giá chỉ từ 5 – 20 triệu là đã có thể sở hữu một chiếc xe đạp trợ lực điện. Còn nếu tiềm lực tài chính ổn định hơn, nhu cầu di chuyển trên các địa hình khác nhau với quãng đường xa, bạn có thể cân nhắc động cơ trục giữa.
Kết luận
Mỗi loại động cơ của xe đạp trợ lực điện đều sẽ phù hợp với đối tượng khách hàng khác nhau. Những thông tin so sánh xe đạp trợ lực điện động cơ trục giữa và trục sau đều mang tính khách quan và dựa vào trải nghiệm người dùng. Hy vọng thông qua những thông tin mà HTeBike chia sẻ ở trên, bạn đã lựa chọn được loại động cơ xe đạp trợ lực điện phù hợp!
Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/so-sanh-xe-dap-tro-luc-dien-dong-co-truc-giua-va-truc-sau/