Góc bật mí: Top 7 bí quyết chọn mua xe đạp trợ lực địa hình cực kỳ chất lượng

Xe đạp trợ lực địa hình là dòng xe hiện đang được rất nhiều sự yêu thích và lựa chọn của nhiều người. Bởi các dòng xe hiện nay không chỉ được thiết kế cực kỳ bắt mắt, cá tính mà còn có khả năng chinh phục mọi địa hình, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng của con người. Chính vì thế, HTeBike muốn chia sẻ cho bạn top 7 bí quyết chọn mua xe đạp trợ lực địa hình cực kỳ chất lượng và phù hợp với mọi người nhé!

Bí quyết chọn mua xe đạp trợ lực địa hình

Cùng tham khảo những bí quyết chọn mua xe đạp trợ lực địa hình được bật mí dưới đây để có sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho bản thân mình nha.

Chọn theo độ tuổi, giới tính và chiều cao của từng người

Các mẫu xe đạp trợ lực địa hình ngày nay rất đa dạng, được thiết kế để đáp ứng được cho nhiều đối tượng sử dụng. Bạn cần xác định chuẩn xác xem người sử dụng xe đạp trợ lực địa hình là nam hay nữ, trẻ em hay người lớn và có chiều cao ra sao để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

  • Đối với nam: Có thể dễ dàng lựa chọn mẫu xe theo phong cách riêng và sở thích của mình.
  • Đối với nữ: Do sự khác biệt về ngoại hình nên các hãng xe đã đặc biệt thiết kế những mẫu mã dành riêng cho nữ. Đòi hỏi khung sườn xe nhẹ, tay lái dễ dàng điều khiển và yên xe rộng, không quá cao như mẫu của nam.
Đối với nam: Có thể dễ dàng lựa chọn mẫu xe theo phong cách riêng và sở thích của mình.
Xác định tuổi, giới tính và chiều cao để lựa xe đạp trợ lực địa hình

Chọn đúng kích cỡ xe

Chọn được chiếc xe đạp trợ lực địa hình có kích cỡ phù hợp với cơ thể mình là điều vô cùng quan trọng. Vì khi đạp chiếc xe vừa vặn với cơ thể sẽ đem đến bạn cảm giác thoải mái và an toàn khi dùng.

  • Không chọn xe quá cao với cơ thể, tránh tình trạng chân không với tới mặt đất khi chống xuống, dễ gây tai nạn khi sử dụng.
  • Tuy nhiên, đạp xe đòi hỏi phải liên tục vận động nên cũng không thể chọn xe quá thấp vì việc co gập liên tục sẽ khiến chân dễ mỏi và dẫn đến khó chịu khi sử dụng lâu dài.

Chọn phanh

Xe đạp trợ lực địa hình được trang bị 2 loại phanh chính: Phanh đĩa và phanh vành.

  • Phanh đĩa: Giá thành đắt hơn nhưng khi thắng ăn hơn. 
  • Phanh vành: Giá thành rẻ hơn nhưng không hoạt động tốt khi trời mưa và môi trường bùn. 

Chính vì vậy, nên chọn các mẫu xe đạp trợ lực địa hình có sử dụng hệ thống phanh đĩa nhằm đảm bảo an toàn sử dụng ở những địa hình khó hay môi trường bùn đất, trơn trượt.

Chọn khung xe

Bí quyết chọn mua xe đạp trợ lực địa hình chất lượng phải kể đến là chọn được khung sườn xe có chất liệu tốt. 

Khung sườn chắc hẳn là bộ phận được cho là xương sống của toàn bộ chiếc xe đạp trợ lực địa hình. Vì thế, cần lựa xe có chất liệu khung tốt, bền, có khả năng chống va đập cao, chịu lực và chịu nhiệt tốt để giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Bí quyết chọn mua xe đạp trợ lực địa hình chất lượng phải kể đến là chọn được khung sườn xe có chất liệu tốt. 
Khung sườn của xe đạp trợ lực địa hình chịu lực và chịu nhiệt cực kỳ tốt

Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và ưu thế riêng để đảm bảo chất lượng cho một chiếc xe đạp trợ lực địa hình.

Khung sườn hợp kim thép: Bền, chống va đập tốt, chịu được tải trọng lớn và có giá thành rẻ. Tuy nhiên, chất liệu này dễ bị ăn mòn và trọng lượng xe nặng nên dễ gây tốn sức.

Khung sườn hợp kim nhôm: Trọng lượng nhẹ nên giúp tăng hiệu suất và tốc độ khi đạp xe. Khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt, không bị ăn mòn và giá cả phải chăng. Tuy nhiên, khi dùng thực tế thì khung sườn này lại không êm ái bằng các vật liệu khác.

Khung sườn carbon: Siêu nhẹ và cực kỳ cứng cáp, cung cấp trải nghiệm lái xe êm ái nhưng giá thành lại cao.

Khung sườn titan: Đây được cho là vật liệu tốt nhất để làm khung sườn xe vì nó siêu nhẹ, cực kỳ cứng cáp, có khả năng chống ăn mòn và tuổi thọ cao. Nhưng giá thành của chúng lại cực kỳ cao và khó sữa chữa hơn các loại khác.

Chọn hệ thống giảm xóc (phuộc xe)

Phuộc xe là bộ phận giúp giảm sự tác động của mặt đường, giúp xe ổn định và không bị rung lắc khi đi trên những đoạn đường gồ ghề, không bằng phẳng.

Xe đạp trợ lực địa hình có 2 loại phuộc xe chủ yếu: Phuộc là xo và phuộc khí.

Phuộc lò xo (phuộc Coil)

Là loại phuộc sử dụng lực nén ở lò xo bằng kim loại thép hoặc kim loại titanium.

  • Ưu điểm: Khả năng chịu lực tốt, dễ bảo trì, bảo dưỡng và giá thành rẻ.
  • Nhược điểm: Phuộc nặng và khó điều chỉnh.

Phuộc khí (phuộc Air)

Phuộc Air sử dụng khí nén hoạt động tương tự như một lò xo.

  • Ưu điểm: Phuộc nhẹ và dễ dàng tùy chỉnh theo trọng lượng và mục đích của người lái.
  • Nhược điểm: Nhiệt độ môi trường bên trong phuộc do quá trình ma sát sinh ra hoặc nhiệt độ từ môi trường bên ngoài cũng sẽ làm cho áp suất nén khí có thể bị thay đổi. Giá thành của phuộc khí cũng sẽ cao hơn phuộc lò xo.
Phuộc xe là bộ phận giúp giảm sự tác động của mặt đường, giúp xe ổn định và không bị rung lắc
Phuộc xe của xe đạp trợ lực địa hình

Chọn bánh xe

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta sử dụng các loại gai bánh khác nhau. Nếu chủ yếu đi rừng, leo dốc hay những nơi địa hình không bằng phẳng, nên chọn bánh có gai phù hơi để xe có độ bám cao và đảm được được tính ổn định.

Còn nếu dùng đi đường trường, cần tốc độ thì bạn nên chọn loại bánh xe có ít gai để giảm ma sát và tăng tốc độ di chuyển của xe.

Xác định ngân sách mua xe 

Tùy vào ngân sách của mỗi người sẽ có sự lựa chọn mẫu xe và tầm giá phù hợp với bản thân mình. Giá trị của một chiếc xe đạp trợ lực địa hình phụ thuộc vào 3 yếu tố: Chất liệu khung sườn, bộ groupset và thắng xe.

Tùy vào ngân sách của mỗi người sẽ có sự lựa chọn mẫu xe và tầm giá phù hợp với bản thân mình.
Nên chọn mua xe đạp trợ lực phù hợp với ngân sách

Chất liệu khung sườn

Khung sườn có đa dạng những chất liệu để bạn lựa chọn sao cho phù hợp với ngân sách của mình nhất. 

  • Khung sườn hợp kim thép: Nặng 18 – 25kg có giá từ 2.000.000đ trở lên.
  • Khung sườn hợp kim nhôm: Nặng từ 13 – 15kg có giá từ 4.000.000đ trở lên.
  • Khung sườn carbon: Giá từ 10.000.000đ trở lên.
  • Khung sườn hợp kim titanium: Giá thành rất cao từ 80.000.000đ trở lên.

Bộ groupset

Groupset bao gồm các bộ phận như bộ truyền động, bộ phanh, bộ tay đề, và các bộ phận khác như bộ vòng bi, bộ đùi đĩa, và bộ đùi đề.

Bộ groupset của nhà Shimano được ưa chuộng nhất. Chúng được chia theo cấp bậc, tương ứng với chất lượng và giá tiền, từ thấp tới cao: Touney SIS, Altus, Acera, Alivio, Deore, Deore LX, SLX, XTR.

Giá tham khảo:

  • Bộ groupset Alvio: Khoảng 4 – 5 triệu.
  • Bộ groupset Deore: Khoảng 8-9 triệu.
  • Bộ groupset SLX:  Khoảng hơn 10 triệu.

Thắng xe

Nhiều thương hiệu thắng xe cho xe đạp trợ lực địa hình xuất hiện phổ biến trên thị trường như Shimano, Tektro, Avid, Hayer, Magura,… 

Tuy nhiên, thắng của thương hiệu Shimano và Tektro lại được đánh giá có chất lượng tốt, giá thành cao nhưng vẫn được rất nhiều người ưa chuộng.

Thông qua bài viết trên, HTeBike đã bật mí cho bạn top 7 bí quyết chọn mua xe đạp trợ lực địa hình vừa chất lượng, vừa phù hợp với mục đích cũng như ngân sách của từng người. Mong rằng, đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho bạn để bạn có những lựa chọn và trải nghiệm tuyệt vời nhé.

Top mẫu xe đạp trợ lực điện địa hình bán chạy nhất 2024

Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/goc-bat-mi-top-7-bi-quyet-chon-mua-xe-dap-tro-luc-dia-hinh-cuc-ky-chat-luong/

Gọi 093.818.8068
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chỉ đường