Hiện nay ở Việt Nam, xe đạp trợ lực điện là phương tiện di chuyển tốt nhất và được nhiều người sử dụng nhất ở các tỉnh thành. Xe đạp trợ lực mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, tinh thần và thể chất. Ngoài ra, nó còn có thể giảm ô nhiễm môi trường. Vậy, khi mua thì đối với xe đạp trợ lực điện có phải đăng ký biển số không? Vậy sau đây hãy cùng HTeBike tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích của việc sở hữu xe đẹp trợ lực điện
Tiết kiệm chi phí
Dành cho các bạn đang tìm hiểu về xe trợ lực điện: Dòng xe này được tích hợp tính năng của xe đạp và xe máy. Điểm nổi bật hơn cả là dòng xe này có thêm tinh năng trợ lực. Chỉ với khoảng 5 triệu bạn đã mua ngay được các mẫu xe với nhiều tính năng hay ho. Tính ra thì số tiền mua xe đạp trợ lực điện chỉ bằng 1/3 mua một chiếc xe máy. Chẳng phải đây là cách rất tốt để tiết kiệm chi phí mua xe, làm giấy tờ xe hay sao?
Nâng cao sức khỏe
Ai cũng muốn mình có một thân hình khỏe mạnh, cân đối, đẹp mắt. Để đạt được như vậy thì tập thể dục chính là phương pháp rất hiệu quả. Một trong những phương pháp mọi người lựa chọn tập thể dục là đạp xe đạp. Di chuyển bằng xe đạp thường xuyên, kiên trì sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, thân hình. Nó giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, béo phì, viêm khớp, tiểu đường,…
Đạp xe là một bài tập vô cùng lành mạnh, thú vị mà từ mọi lứa tuổi: trẻ em đến người già đều có thể tham gia.
Tiện ích với nhiều tính năng
Xe đạp trợ điện lực mang lại rất nhiều tính năng hữu ích nhờ được tích hợp cả tính năng của xe đạp và xe máy.
- Thiết kế vô cùng tiện lợi, nhỏ gọn có thể gập gọn.
- Tích hợp cả hai tính năng đạp cũng như điện, làm dòng xe này tiện dụng hơn rất nhiều.
- Nguồn năng lượng từ pin lithium – ion thân thiện với môi trường.
>>> Xem thêm: Xe Đạp Trợ Lực Điện Gấp Gọn ADO A20 Air
Xe đạp trợ lực điện có phải đăng ký biển số không?
Trong giao thông, xe đạp điện có ga vặn thì cần đăng ký biển số xe, còn các loại xe đạp hay xe đạp trợ lực điện không cần bằng lái hoặc biển số xe vẫn tham gia thông được.
Xe đạp là phương tiện duy nhất trên đường không cần đăng ký hoặc gắn thẻ. Không cần giấy phép hoặc bài kiểm tra an toàn để đi xe đạp.
Mặc dù không cần làm thủ tục đăng ký nhưng khi tham gia giao thông, người điều khiển xe đạp này phải chấp hành những quy định sau đây:
- Chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Luôn tham gia giao thông đúng quy định pháp luật và giữ an toàn.
- Người điều khiển xe phải trên 11 tuổi trở lên.
Lỗi xử phạt vi phạm giao thông khi đi xe đạp
Đối tượng đi các dòng xe này thường là: học sinh, phụ nữ, người tập thể dục… Vì được coi là phương tiện an toàn nên nhiều khi mọi người khá chủ quan. Vậy nếu vi phạm luật khi đi bằng xe điện thì bị chịu phạt như thế nào?
Mức phạt xe đạp điện vượt đèn đỏ là bao nhiêu?
Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/ND-CP quy định mức xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp gắn máy (kể cả xe đạp điện) và các phương tiện thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông như sau:
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thả cả hai tay khi điều khiển xe đạp, xe đạp gắn máy; đột ngột rẽ trước một xe cơ giới đang di chuyển; điều khiển xe đạp hoặc xe đạp gắn máy bằng chân;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông, người giám sát giao thông;
c) Kéo, đẩy xe khác, vật khác hoặc mang vác vật cồng kềnh khi đang điều khiển hoặc ngồi trên xe; kéo xe hoặc đồ vật khác.
d) Không cho xe khác vượt khi có đủ điều kiện an toàn; ngăn chặn xe cơ giới vượt; cản trở xe cấp cứu;
đ) Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông.
Như vậy, người điều khiển xe đạp điện không chấp hành đèn giao thông sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu bạn đi xe đạp điện và vượt đèn đỏ sẽ bị công an phạt 200.000 đồng, đúng mức phạt mà pháp luật Việt Nam quy định.
Đột ngột chuyển hướng khi đang đi xe đạp có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/ND-CP quy định xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp gắn máy (kể cả xe đạp điện) và người điều khiển các phương tiện thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ được quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không giữ xe ở bên phải; đi sai làn đường;
b) Dừng xe đột ngột; rẽ không có tín hiệu;
c) Không chấp hành biển báo giao thông, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
d) Vượt bên phải nơi bị cấm;
đ) Dừng, đỗ xe trên lòng đường ngoài đô thị có vỉa hè;
e) Đi qua hầm đường bộ không bật đèn; quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng, đỗ xe không đúng vị trí trong hầm đường bộ;
g) Đi hàng ba người trở lên bằng xe đạp, xe đạp gắn máy; đi hàng hai người trở lên với xe thô sơ khác;
h) Sử dụng ô, điện thoại di động khi điều khiển xe đạp, xe đạp gắn máy; dùng ô khi ngồi trên xe đạp, xe đạp gắn máy;
i) Điều khiển xe thô sơ vào ban đêm không có đèn hoặc đèn phản quang;
k) Đặt xe trên lòng đường, vỉa hè trái pháp luật; đỗ xe trên lòng đường gây cản trở giao thông; đỗ xe trên đường xe điện, trên cầu gây cản trở giao thông;
l) Không chấp hành các quy định về dừng, đỗ xe tại đường ngang, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
m) Sử dụng xe đẩy làm quầy hàng trên đường phố gây cản trở giao thông;
n) Không nhường đường cho xe đang đi trên làn khẩn cấp hoặc trên đường chính tại nơi giao nhau;
o) Chở nhiều người hơn mức cho phép, trừ trường hợp người được chở cần được cấp cứu;
p) Bốc hàng hóa lên phương tiện quá mức quy định; xếp hàng hóa không an toàn hoặc gây cản trở giao thông và tầm nhìn của người điều khiển;
q) Điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng say rượu nhưng BAC không vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc BrAC không vượt quá 0,25 mg/lít khí thở.
Theo Điều này, người điều khiển xe đạp đột ngột chuyển hướng mà không có tín hiệu là vi phạm pháp luật ở Việt Nam. Lúc này, người điều khiển xe đạp sẽ bị phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng nếu chuyển hướng đột ngột mà không có tín hiệu báo hiệu.
Qua bài viết trên đây, chúng ta đã giải quyết được vấn đề: Xe đạp trợ lực điện có phải đăng ký biển số không? Xe đạp chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho người đi lại hàng ngày và những du khách ở xa, lại giải quyết được vấn đề chính là giao thông tắc nghẽn. Hơn nữa, việc sở hữu một chiếc xe đạp trợ lực điện lại dễ dàng hơn và cũng không phải cầu kỳ phức tạp đăng ký giấy tờ và biển số xe.
Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/xe-dap-tro-luc-dien-co-phai-dang-ky-bien-so-khong/