Trợ lực bàn đạp là gì? Những điều cần biết về trợ lực bàn đạp

Xe đạp trợ lực điện đã trở thành một xu hướng phổ biến ngày nay. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ hiện đại, xe đạp trợ lực mang đến trải nghiệm di chuyển tiện lợi và thú vị cho người dùng. Trợ lực bàn đạp (Pedal Assist) là yếu tố không thể thiếu đối với xe đạp trợ lực điện. Công nghệ này đã giúp thay đổi cách nhìn nhận và sử dụng xe đạp trợ lực điện. Cùng HTeBike tìm hiểu thêm về công nghệ trợ lực bàn đạp qua bài viết dưới đây nhé!

Trợ lực bàn đạp là gì?

Trợ lực bàn đạp là công nghệ được tích hợp trong xe đạp trợ lực điện nhằm hỗ trợ người lái trong việc điều khiển xe.
Trợ lực bàn đạp hỗ trợ tích cực cho người điều khiển xe đạp

Hiểu một cách đơn giản, trợ lực bàn đạp là công nghệ được tích hợp trong xe đạp trợ lực điện nhằm hỗ trợ người lái trong việc điều khiển xe. Công nghệ này giúp cảm nhận lực đạp lên bàn đạp và cung cấp trợ lực điện tùy theo tình trạng thể lực, địa hình lúc đó. 

Bằng việc sử dụng bộ cảm biến, hệ thống có thể giúp tối ưu hiệu suất đạp xe và cho phép người lái điều chỉnh mức độ hỗ trợ tùy theo nhu cầu. 

Xem thêm: Xe Đạp Trợ Lực Điện Gấp Gọn ADO A20 Air

Vai trò của trợ lực bàn đạp

Trợ lực bàn đạp đem đến trải nghiệm lái xe thoải mái
Trợ lực bàn đạp có vai trò cực kỳ quan trọng

Không thể phủ nhận vai trò của trợ lực bàn đạp đối với trải nghiệm lái xe của người dùng. Một số những lợi ích tiêu biểu mà công nghệ này mang lại đó là:

  • Đem đến trải nghiệm lái xe thoải mái: Việc cung cấp trợ lực cần thiết có thể giúp người điều khiển xe đạp giảm cảm giác mệt mỏi & khó khăn khi đạp xe. Nhất là những lúc di chuyển trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt hay địa hình đồi núi hiểm trở.
  • Tiết kiệm năng lượng: Khi đạp xe ở chế độ trợ lực, bạn có thể tiết kiệm khá nhiều năng lượng và gia tăng hiệu suất khi đạp xe.
  • Dễ dàng vượt qua địa hình hiểm trở: Công nghệ trợ lực bàn đạp là trợ thủ đắc lực để bạn di chuyển qua nhiều địa hình, có thể đem xe đi du lịch khắp nơi. 
  • Bảo vệ môi trường: Xe đạp trợ lực điện ứng dụng công nghệ trợ lực bàn đạp thường không gây ra tiếng ồn hoặc khí thải, rất thân thiện với môi trường và đời sống hàng ngày.
  • Giảm thiểu tình trạng tắc đường: Xe đạp trợ lực điện là phương tiện cá nhân có kích thước tương đối nhỏ gọn, vì vậy nó có thể giúp giảm kẹt xe vào giờ cao điểm ở các đô thị.

Cấu tạo của hệ thống trợ lực bàn đạp

Động cơ điện thường được đặt ở trung tâm bánh xe hoặc nằm phía trong khung xe.
Bộ điều khiển là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống trợ lực bàn đạp

Hệ thống trợ lực bàn đạp bao gồm những thành phần cơ bản sau đây:

  • Cảm biến vòng quay: Bộ phận này có nhiệm vụ theo dõi tốc độ quay của bàn đạp và gửi tín hiệu đến hệ thống để điều chỉnh chế độ trợ lực phù hợp.
  • Cảm biến tải trọng: Có tác dụng đo lực mà bàn chân tác động lên bàn đạp của xe. Khi bạn thay đổi lực tác động lên bàn đạp, cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống để cung cấp trợ lực tương ứng.
  • Động cơ điện: Thường được đặt ở trung tâm bánh xe hoặc nằm phía trong khung xe. Khi được kích hoạt, bộ phận này sẽ cung cấp sức mạnh bổ sung cho người lái bằng việc xoay bánh xe hoặc truyền động.
  • Bộ điều khiển: Đây được xem như trí tuệ của hệ thống trợ lực bàn đạp, nó xử lý toàn bộ những thông tin mà các bộ phận phía trên gửi đến. Bạn cũng có thể điều chỉnh mức độ hỗ trợ thông qua bộ điều khiển hiển thị trên màn hình hoặc tay cầm.
  • Pin/nguồn điện: Năng lượng để duy trì hoạt động của hệ thống đến từ một pin Lithium – ion hoặc nguồn điện tương tự. 
  • Màn hình hiển thị: Dùng để theo dõi và điều khiển các thông số kỹ thuật một cách dễ dàng.

Xem thêm: Xe Đạp Trợ Lực Điện Gấp 5Th Wheel Tide 2

Nguyên lý hoạt động

Về cơ bản, cách hoạt động của trợ lực bàn đạp là sự kết hợp giữa động cơ điện và nguồn năng lượng từ người điều khiển. Khi bạn bắt đầu đạp xe, cảm biến vòng quay sẽ bắt đầu nhiệm vụ theo dõi tốc độ quay của bàn đạp. Đồng thời, cảm biến bàn đạp cũng sẽ theo dõi lực tác động từ bàn chân lên bàn đạp của xe để gửi thông tin tới bộ điều khiển, nhằm cung cấp trợ lực hợp lý. 

Khi bộ điều khiển đã xác định được mức độ lực hỗ trợ, động cơ điện sẽ được kích hoạt để tạo ra sức mạnh bổ sung  bằng cách truyền động qua hệ thống truyền động hoặc xoay bánh xe. Bạn cũng có thể tự điều chỉnh mức độ hỗ trợ thông qua việc điều chỉnh các thông số trên bảng điều khiển được gắn ở tay cầm hoặc màn hình hiển thị. 

Ưu và nhược điểm của trợ lực bàn đạp

Tích hợp nhiều công nghệ thông minh như GPS, Bluetooth,...giúp ích cho bạn khi đem đi dã ngoại, du lịch.
Ngoài những ưu điểm vượt trội, hệ thống trợ lực bàn đạp cũng tồn tại nhiều hạn chế

Ưu điểm

Một số những ưu điểm tuyệt vời mà hệ thống trợ lực bàn đạp mang lại đó là: 

  • Tiết kiệm năng lượng
  • Thích hợp khi di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau, từ đường dài bằng phẳng đến đồi núi gập ghềnh.
  • Bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn.
  • Giúp rèn luyện sức khỏe hiệu quả.
  • Tích hợp nhiều công nghệ thông minh như GPS, Bluetooth,…giúp ích cho bạn khi đem đi dã ngoại, du lịch.
  • Tiết kiệm thời gian, di chuyển nhanh hơn nhờ hệ thống trợ lực bàn đạp.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm kể trên, hệ thống trợ lực bàn đạp cũng còn một số hạn chế như:

  • Những chiếc xe trang bị hệ thống này thường có giá thành tương đối cao.
  • Trọng lượng nặng, có thể ảnh hưởng tới việc di chuyển khi xe hết điện.
  • Phụ thuộc vào năng lượng được cung cấp từ pin hoặc nguồn điện. Nếu hết điện hoặc cạn pin, hệ thống này sẽ không thể hoạt động.
  • Quy trình bảo trì tương đối phức tạp có thể gây tốn kém cho bạn.
  • Khi di chuyển trong thời tiết mưa lớn hoặc đường trơn trượt có thể tạo rủi ro cho người lái.
  • Tốc độ di chuyển vẫn tương đối hạn chế nếu so sánh với xe mô tô hoặc ô tô.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống trợ lực bàn đạp, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của nó. Việc ứng dụng công nghệ vào đời sống hàng ngày đã giúp ích rất nhiều cho con người. Bằng cách kết hợp thông minh giữa sức mạnh con người và động cơ điện, trải nghiệm đi xe đạp trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/tro-luc-ban-dap-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-tro-luc-ban-dap/

Gọi 093.818.8068
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chỉ đường