Phuộc xe đạp là gì? Các loại phuộc xe đạp thông dụng và vai trò của chúng

Phuộc xe đạp là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo của xe đạp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết chính xác phuộc xe đạp là gì và hiểu rõ về từng loại phuộc khác nhau cũng như công dụng của chúng. Cùng HTeBike tìm hiểu tất tần tật về phuộc xe đạp nhé!

Phuộc xe đạp là gì?

Phuộc xe đạp (còn được biết đến với cái tên ống phuộc, giảm xóc) là một thành phần quan trọng của hệ thống treo trước hoặc sau trên xe đạp, tác động trực tiếp đến chuyển động của xe. Công dụng chính của phuộc xe đạp là giảm thiểu tác động từ mặt đường lên xe đạp, giảm xóc và rung lắc khi xe di chuyển trên những địa hình gồ ghề. Từ đó giúp người điều khiển xe cảm thấy thoải mái, dễ dàng di chuyển và kiểm soát xe tốt hơn.

Phuộc xe thường được sử dụng phổ biến trong một số loại xe đạp như:

  • Xe đạp địa hình: thường được trang bị cả ở phần trước và phần sau để giảm chấn động, do là xe thường xuyên sử dụng để di chuyển trên địa hình gồ ghề, chịu nhiều tác động mạnh.
  • Xe đạp đua: thường dùng để di chuyển đường trường hay những màn trình diễn nghệ thuật, nên trang bị thêm phuộc sẽ giúp giảm thiểu phần nào tác động từ các cú nhảy, đáp xuống.
  • Xe điện gập, xe điện City, xe đạp điện Fat Tire, xe đạp thể thao, xe đạp đường phố: thường trang bị thêm phuộc xe để tăng cảm giác thoải mái cho người điều khiển.
  • Hệ thống phuộc được trang bị trên xe đạp điện gập 5th Wheel Thunder 2
    Hệ thống phuộc được trang bị trên xe đạp điện gập 5th Wheel Thunder 2

Cấu tạo cơ bản của phuộc xe đạp

Phuộc xe đạp có cấu tạo khá cơ bản, bao gồm một số thành phần quan trọng để giảm xóc và cải thiện khả năng kiểm soát của xe:

    • Ống cổ phuộc (Steerer tube)
    • Núm vặn dùng để tùy chỉnh độ nén hoặc khóa phuộc (Compression Adjustment)
    • Đầu valve bơm hơi  (Air valve) thường sẽ có trên phuộc giảm xóc hơi
    • Vai phuộc (Crown) chủ yếu xuất hiện trên dòng xe đạp địa hình
    • Ti phuộc (Stanchions)
    • Cầu nối (Arch)
    • Ống chân phuộc (Lowers)
    • Trục cốt bánh (Through Axle)
    • Tuỳ chỉnh rebound, độ nén nhả nhanh hay chậm của giảm xóc (Rebound Adjustments)
    • Lỗ bắt trục (Drop outs)
Phuộc xe đạp trợ lực điện có cấu tạo khá cơ bản
Phuộc xe đạp trợ lực điện có cấu tạo khá cơ bản

Các loại phuộc xe đạp

Dựa trên chức năng, trọng lượng, cấu trúc và nguyên lý hoạt động mà người ta chia thành nhiều loại phuộc khác nhau. Cùng điểm qua một số loại phuộc cơ bản nhé:

Phuộc không giảm xóc (hay phuộc càng đơ)

Cấu tạo của loại phuộc này là một ống kim loại cứng, rỗng ruột và không có chức năng giảm xóc. Công dụng chính của phuộc càng đơ là để giảm bớt sức đạp khi di chuyển trên đường dài bằng phẳng, giúp người điều khiển xe đỡ mất sức. Cũng bởi vậy mà loại phuộc này rất thích hợp để trang bị cho những dòng xe đạp đua, xe đạp trẻ em hay xe đạp đường phố,…

Ưu điểm:

  • Trợ lực khá tốt
  • Dễ dàng tăng tốc khi đang di chuyển trên đường

Nhược điểm: không có chức năng giảm xóc

Phuộc có giảm xóc

Bao gồm 2 loại phuộc cơ bản là phuộc lò xo và phuộc khí. Cả 2 loại phuộc này bạn đều có thể tự điều chỉnh được độ phục hồi (Rebound) của phuộc theo ý định của mình.

Hình ảnh phuộc có giảm xóc
Hình ảnh phuộc có giảm xóc

Phuộc lò xo (hay còn được gọi là phuộc lò xo nén, phuộc Coli) 

Phuộc lò xo được trang bị chủ yếu cho xe đạp leo núi, lực nén sinh ra chủ yếu bên trong lò xo được sử dụng để phản hồi lực nhún và không phụ thuộc quá nhiều vào lực tác động bên ngoài. Lò xo này thường có độ cứng và độ đàn hồi rất lớn nên sẽ chủ yếu sản xuất từ thép hợp kim cao cấp hoặc có đôi khi là Titanium. 

Ưu điểm:

  • Ít bị hỏng và dễ dàng bảo dưỡng do cấu tạo đơn giản, không chứa quá nhiều bộ phận phức tạp.
  • Giá thành rẻ hơn so với những loại phuộc có giảm xóc khác.
  • Khả năng chịu lực tốt, giúp hấp thụ và giảm các tác động mạnh từ mặt đường.
  • Có tính ổn định cao, không mất thời gian chỉnh sửa khi di chuyển trên những địa hình gồ ghề.

Nhược điểm:

  • Có trọng lượng nặng hơn phuộc hơi hay phuộc thủy lực.
  • Tính linh hoạt kém.
  • Phải thường xuyên điều chỉnh do lò xo cơ học có thể mất tính đàn hồi sau một thời gian sử dụng.

Phuộc hơi (phuộc Air)

Đây cũng chính là một trong những loại phuộc xe đạp được yêu thích nhất hiện nay. Cấu tạo của loại phuộc này cũng tương tự như phuộc lò xo, gồm hai ống phuộc kim loại chắc chắn và bên trong ruột ống chứa không khí được nén chặt. Sau khi hấp thụ hoặc nhận lực từ bên ngoài, không khí bên trong phuộc sẽ được nén lại như một chiếc lò xo, khi lực nén càng cao thì lực hấp thụ cũng sẽ càng lớn.

Ưu điểm:

  • Trọng lượng nhẹ, độ nhún êm.
  • Tính linh hoạt cao, có thể ứng biến nhanh chóng những tác động từ mặt đường.
  • Khả năng giảm xóc tốt, hạn chế nhiều tác động mạnh lên xe.
  • Một số loại phuộc khí nén cho phép bạn tùy chỉnh theo ý muốn.

Nhược điểm:

  • Giá cả thường đắt hơn so với những loại phuộc thông thường.
  • Cần sự bảo dưỡng kỹ lưỡng và định kỳ hơn.
  • Sự ổn định của phuộc phụ thuộc vào áp suất nén của khí theo nhiệt độ môi trường.

Chi tiết về cách chỉnh phuộc xe đạp

Để có thể tự chỉnh phuộc xe đạp tại nhà thì bạn cần nắm rõ 3 yếu tố chính sau đây:

SAG: Đây là chỉ số cần được quan tâm nhất, biểu thị tỷ lệ nén hành trình của phuộc (đơn vị tính: %) khi người lái đứng thẳng hoặc ngồi trên xe. Dựa vào chỉ số SAG trên phuộc để tinh chỉnh lượng hơi vào phuộc phù hợp với trọng lượng cơ thể. Để kiểm tra chỉ số phù hợp nhất, hãy chuẩn bị sẵn một cây bơm và bạn có thể đứng hoàn toàn trên xe đạp. Chỉ số 20% là mức vừa phải và 30% là mức thích hợp nhất, còn nếu phần phuộc chỉ lún xuống khoảng 10% khi đó phần phuộc còn cứng hoặc chỉ số lớn hơn 30% là phuộc xe hơi mềm và cần được bơm thêm hơi.

Rebound Damping là độ nẩy nhanh hay chậm của giảm xóc. Nếu bạn thường xuyên di chuyển tốc độ cao và gặp chướng ngại vật liên tục thì hãy chỉnh Rebound chậm. Và ngược lại, nếu thường xuyên di chuyển trên những cung đường bằng phẳng thì hãy chỉnh Rebound nhanh.

Cuối cùng đó là Compress Damping (biểu thị lực nén lớn hay nhỏ của giảm xóc. Có hai chế độ điều chỉnh là High Compress Damping và Low Compress Damping, phù hợp với dạng địa hình là dốc cao hoặc địa hình bằng phẳng.

Cách chỉnh phuộc xe đạp trợ lực điện vô cùng đơn giản
Cách chỉnh phuộc xe đạp trợ lực điện vô cùng đơn giản

Cách vệ sinh phuộc xe đạp đúng chuẩn

Vệ sinh định kỳ và kiểm tra thường xuyên phuộc xe đạp sẽ giúp tối ưu khả năng vận hành, tăng độ bền và tuổi thọ của phuộc xe. 

Bạn nên lau chùi định kỳ phuộc xe từ 1 – 2 tháng/ lần. Cách vệ sinh rất đơn giản, chỉ cần dùng khăn thô, xà phòng và nước sạch loại bỏ những vết bẩn, cặn dầu bám vào. Sau khi lau chùi sạch sẽ, dùng khăn khô lau lại một lượt để đảm bảo phuộc xe đã khô ráo sạch sẽ.

Trên đây là tổng quan những kiến thức cơ bản về phuộc xe đạp. Hy vọng sau bài viết mà HTeBike chia sẻ, bạn đã hiểu rõ phuộc xe đạp là gì và nắm được công dụng của từng loại phuộc xe khác nhau.

Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/phuoc-xe-dap-la-gi-cac-loai-phuoc-xe-dap-thong-dung-va-vai-tro-cua-chung/

Gọi 093.818.8068
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chỉ đường