Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá nghiêm trọng mà nhiều người gặp phải và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu lựa chọn môn thể thao không phù hợp và vận động sai cách. Hiện nay, nhiều người lựa chọn đạp xe trở thành môn thể thao để vận động vì họ nắm được những lợi ích sức khỏe vô cùng to lớn mà đạp xe mang đến. Vậy hãy cùng HTeBike tìm hiểu xem thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? và những thông tin liên quan đến vấn đề này nhé!
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là một loại bệnh có tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng và chèn ép các rễ dây thần kinh gây đau cột sống. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cột sống nên gây rất nhiều khó khăn cho người bệnh trong quá trình di chuyển.
Ngoài sử dụng thuốc để điều trị thì đòi hỏi người bệnh còn cần kết hợp với vận động để hỗ trợ cho việc phục hồi của cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và muốn được nghe giải đáp. Đạp xe là môn vận động nhẹ nhàng, ai cũng tham gia được vì không cần phải tập luyện với cường độ cao hay phải vận dụng nhiều kỹ năng khó. Do vậy, những người bị thoát vị đĩa đệm có thể đạp nhiều dòng xe khác nhau như xe điện gập, xe điện City, xe đạp điện Fat Tire,… vì nó đảm bảo được nguyên tắc dùng cơ thể để kéo dãn cột sống.
Khi người bị thoát vị đĩa đệm đạp xe thì dây chằng sẽ linh hoạt hơn, hạn chế tình trạng canxi bị lắng đọng và vôi hóa sẽ ít hơn. Đạp xe sẽ tác động đến hệ thống xương và dây chằng, giúp giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép. Từ đó, những cơn đau ở thắt lưng hay đau cột sống sẽ thuyên giảm đi rất nhiều.
Lợi ích của việc đạp xe đối với bệnh thoát vị đĩa đệm
Đạp xe mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần cực tốt. Hơn nữa, nó không chỉ góp phần hỗ trợ bệnh thoát vị đĩa đệm mà còn hỗ trợ nhiều cho những người mắc bệnh về xương khớp hoặc các bệnh lý khác.
Cơ xương khớp linh hoạt hơn
Tuy đạp xe không yêu cầu luyện tập cường độ cao nhưng vẫn đòi hỏi người đạp phải vận động hết toàn bộ cơ thể. Từ đó các khớp tay chân linh hoạt hơn, kích thích sản sinh chất nhầy và giải phóng được các dây thần kinh chèn lên cơ.
Hơn nữa, đạp xe thường xuyên sẽ giúp cơ xương khớp trong cơ thể phối hợp nhịp nhàng với nhau, tăng cường sự linh hoạt cũng như nâng cao sự dẻo dai và chắc khỏe xương khớp.
Gân cơ và cột sống được kéo dãn
Nếu duy trì được thói quen đạp xe mỗi ngày, thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng đàn hồi, kéo dãn gân cơ và đặc biệt là gia tăng được khoảng cách giữa các đốt sống thắt lưng, cổ. Cơ thể lúc này sẽ dẻo dai và khỏe mạnh hơn nên sẽ có tác động tích cực trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
Ổn định tim mạch và hô hấp
Đạp xe thường xuyên giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, máu lưu thông tốt hơn nên giảm thiểu được khả năng mắc các bệnh về tim mạch.
Hơn nữa, đạp xe còn giúp tăng thể tích khí lưu thông và làm tăng lượng oxy đi vào các tế bào. Nhờ vậy, còn hỗ trợ giảm khả năng mắc các bệnh về hô hấp.
Từ đó, những ai bị bệnh thoát vị đĩa đệm cũng thoải mái hơn rất nhiều, giấc ngủ cũng sâu hơn và giảm hẳn các triệu chứng đau mỏi do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Đạp xe còn đóng vai trò lớn trong việc giúp tăng cường sức khỏe não bộ vì nó gia tăng sự hô hấp tim mạch và kích thích lượng máu lưu thông đến não bộ. Nhờ vậy mà vùng hải mã não sản sinh thêm được nhiều tế bào mới, giúp ghi nhớ tốt hơn cũng như tránh được tình trạng suy giảm trí nhớ.
Cách đạp xe dành cho người thoát vị đĩa đệm
Đạp xe đúng cách là việc vô cùng quan trọng đối với ai chơi môn thể thao này. Đặc biệt, đối với những ai đang bị thoát vị đĩa đệm, lại càng cần cẩn trọng hơn trong việc đạp xe nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Chọn xe đạp cho người thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm cần chọn cho mình chiếc xe thích hợp vói bản thân để có thể vận động được lâu dài.
- Chọn xe đúng kích thước
Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm, khi mua xe không nên chọn xe quá dài hoặc quá cao so với kích thước cơ thể. Vì khi đó, đòi hỏi cơ thể phải ráng để điều khiển được xe dẫn đến tạo nên tư thế đạp xe sai lệch. Hơn nữa, cột sống phải luôn căng và giãn ra để với tới ghi đông, còn tứ chi phải gia tăng cường độ làm việc. Và nếu lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Chỉnh độ cao của yên xe
Nếu lựa xe có yên xe quá cao hoặc quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động co duỗi của chân, gây áp lực lớn lên vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm. Vì thế, nên chọn xe đạp có thể điều chỉnh yên xe linh hoạt và dễ dàng theo nhu cầu của người đạp.
- Chọn loại xe đạp phù hợp
Đặc biệt, đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì tư thế đạp xe an toàn nhất là thẳng lưng, các cơ quan thoải mái, không chịu áp lực. Do đó, nên ưu tiên các loại xe đạp địa hình leo núi có ghi đông cao và thẳng.
Tư thế đạp xe đúng
Đạp xe đúng tư thế là điều kiện tiên quyết và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Người nghiêng về phía trước, hay tay duỗi thẳng và giữ phần lưng thẳng
- Phần đùi đặt song song với thanh ngang của xe, sử dụng sự phối hợp giữa đầu gối và hông một cách nhịp nhàng.
- Khi đạp xe thực hiện liên tiếp tổ hợp các động tác đạp, kéo, nâng và đẩy.
- Đạp xe nhẹ nhàng vừa sức, chỉ đẩy nhanh tốc độ khi cơ thể đã thích nghi được với nhịp vận động để giúp người bệnh luôn cảm thấy thoải mái và tích cực khi đạp xe.
Khởi động kĩ trước khi đạp xe
Bạn nên dành thời gian ít nhất 5 phút để khởi động các khớp tay, chân và làm nóng cơ thể. Bước này giúp bạn giảm cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, đồng thời giúp bạn đi xe đạp dễ dàng, hạn chế rủi ro cũng như giảm nguy cơ bị chấn thương.
Những lưu ý cho người thoát vị đĩa đệm khi đạp xe
Bạn có thể tham khảo một vài lưu ý khi đạp xe dành cho người thoát vị đĩa đệm để tự bảo vệ bản thân mình.
Tránh đạp xe trên đường gồ ghề
Người bệnh không nên đạp xe trên đoạn đường gồ ghề, không bằng phẳng vì nó sẽ làm cho đốt sống của bạn bị lệch ra ngoài gây ra tình trạng đau nhức dữ dội.
Không đạp xe với tốc độ nhanh
Đạp nhanh có thể gây nguy hiểm đến cột sống của người bệnh, nếu không làm chủ hoặc xử lý được tình huống bất ngờ có thể gây chấn thương.
Vì vậy, nên đạp chậm và tăng tốc dần để cơ thể có thời gian làm quen và thích nghi.
Đạp xe với quãng đường ngắn trước
Những người bị thoát vị đãi đệm nên cân nhắc đạp xe ở những quãng đường ngắn khi mới bắt đầu để cơ thể có thời gian quen dần với tốc độ của xe cũng như sức nặng khi vận động.
Không nên vội vàng lựa chọn quãng đường dài khi mới đạp vì sẽ gây quá sức, mệt mỏi và ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bản thân.
Đạp xe là môn thể thao mà những ai bị thoát vị đĩa đệm đều có thể tham gia để cải thiện sức khỏe cũng như hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh. Qua bài viết trên, HTeBike cũng đã cung cấp đến bạn câu trả lời cho câu hỏi được nhiều người thắc mắc là thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Đồng thời, cũng đem đến bạn cách đạp xe dành cho người thoát vị đĩa đệm cũng như những lưu ý khi tham gia đạp xe để mọi người cùng nhau tham khảo và áp dụng nhé.
Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/goc-giai-dap-thoat-vi-dia-dem-co-nen-dap-xe-khong/