Từ lâu, xe đạp đã được biết đến và lựa chọn là một trong những phương tiện di chuyển hữu ích và tiện lợi nhất. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, xe đạp không dừng lại ở những mẫu đơn thuần như trước đây nữa, và xe đạp trợ lực Nhật Bản được ra đời như một giải pháp tích cực hơn cho người dùng. Có rất nhiều lý do khác nhau khiến bạn nên sử dụng và khiến sản phẩm này trở nên đặc biệt được ưa chuộng.
Nhưng bên cạnh kiểu dáng, giá tiền thì năm sản xuất của xe cũng là điều mà người mua đặc biệt quan tâm. Vậy, cách xác định đời xe đạp trợ lực Nhật là gì? hãy cùng HTeBike tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé?
Một số cách xác định đời xe đạp trợ lực Nhật
Xác định năm sản xuất dựa theo dòng xe
Hiện nay, xe đạp trợ lực Nhật được chia làm hai dòng chính là dòng xe đạp trợ lực kiểu phổ thông và xe đạp trợ lực kiểu thể thao. Dựa theo việc này, bạn có thể xác định tương đối chính xác năm sản xuất của xe.
Dòng xe đạp trợ lực kiểu thể thao
Xe đạp điện trợ lực thể thao là sự kết hợp của thiết kế mang phong cách sport ấn tượng và mạnh mẽ cùng với hệ thống điện trợ lực. Dòng xe này ra mắt thị trường lần đầu tiên vào năm 2012 và vẫn tiếp tục phát triển cho tới hiện tại. Do vậy, nếu bạn chọn một chiếc xe kiểu dáng thể thao thì tuổi đời của nó cũng không quá 5 năm.
Dòng xe đạp trợ lực kiểu phổ thông
Khác với xe đạp trợ lực thể thao, việc xác định năm sản xuất xe đạp trợ lực kiểu phổ thông đơn giản hơn. Qua đó, những mẫu xe càng đắt tức là càng mới, và thường là được sản xuất trong thời gian từ 1 – 2 năm trở lại đây. Ngược lại, xe càng rẻ thì được sản xuất lâu đời hơn, cụ thể là từ 3 – 4 năm trước đó.
Ngoài việc quan sát thông qua kiểu dáng và giá thành của xe thì việc quan sát tổng quan cũng là điều quan trọng bạn cần lưu ý. Với những chiếc xe đời mới, thường sẽ ít khi bị trầy xước. Ngoài ra, các chi tiết, màu sơn trên xe vẫn còn đảm bảo nguyên vẹn… tem mác, xe được sản xuất càng gần thì phần tem thương hiệu in chìm vẫn còn nhìn rõ, không bong tróc, mờ đục. Đặc biệt, với những chiếc xe đời mới, đảm bảo chất lượng luôn được dán nhãn BAA – một chứng nhận của hiệp hội xe đạp Nhật Bản cho sự an toàn và thân thiện với môi trường.
Xem thêm: Xe Điện Gập EGO | Siêu Gọn Nhẹ
Xác định năm sản xuất xe dựa theo chi tiết trên xe
Bảng điều khiển chế độ trợ lực
Bảng điều khiển chế độ trợ lực được gắn liền với động cơ xe. Những bảng điều khiển này có sự khác nhau rõ ràng qua từng năm sản xuất. Do vậy, nếu tinh ý một chút, bạn có thể biết ngay xe được sản xuất năm nào.
- Bảng điều khiển nút gạt: Chỉ có những xe được sản xuất ở thế hệ cũ (vào khoảng năm 2006) mới dùng kiểu bảng điều khiển này. Tuy nhiên, những chiếc xe 2006 hiện nay còn rất ít và phụ tùng thay thế xe cũng hiếm tìm.
- Bảng điều khiển nhỏ: Xe đạp điện trợ lực với bảng điều khiển nhỏ thường được sản xuất vào những năm 2008, 2009. Đặc điểm của bảng điều khiển này là phần tay điều khiển chia làm 3 phần: Đèn hiển thị các chế độ trợ lực, nút nguồn kèm đèn báo pin và cuối cùng là nút bật đèn.
- Bảng điều khiển lớn: Bảng điều khiển lớn sẽ thường được sản xuất với hai màu chính là đen và trắng. Tương tự bảng điều khiển nhỏ, phần tay điều khiển được chia làm ba phần: Nút đèn, nút nguồn và nút chuyển chế độ trợ lực. Ưu điểm của những chiếc xe có bảng điều khiển lớn là tính thẩm mỹ cao hơn. Những chiếc xe này thường là được sản xuất vào những năm 2010, 2011 hoặc 2012.
- Bảng điều khiển với màn hình hiển thị: Những chiếc xe với bảng điều khiển màn hình hiển thị thường được sản xuất từ năm 2013 trở lại đây. Đặc điểm của bảng này là được bao phủ bởi một lớp nhựa cứng trong suốt. Trên bảng điều khiển, người dùng có thể nhận biết rõ ràng lượng pin, quãng đường, chế độ trợ lực… Đặc biệt, với những chiếc xe đời cao hơn, bảng điều khiển còn hiển thị Kcal và cả chế độ tiết kiệm năng lượng ECONAVI.
Bộ số cơ trên xe đạp trợ lực
- Số gạt: Là loại số dùng cần gạt để thay đổi chế độ. Mẫu thiết kế này xuất hiện những năm 2006 và cho đến nay thì tại Nhật đã không còn sản xuất loại xe đạp trợ lực dùng số gạt nữa.
- Số vặn: Bộ số vặn được chia làm hai loại chính đó là số vặn khuôn tròn và số vặn hiển thị số. Với xe số vặn khuôn tròn, đây là mẫu xe được sản xuất vào khoảng những năm 2008, 2009. Ưu điểm của loại số cơ này là khi vận hành, người dùng sẽ có thể thao tác số lên – xuống một cách trơn tru, trực tiếp. Tuy nhiên, xe số vặn khuôn tròn lại có trợ lực yếu. Do đó, người dùng sẽ phải lắp thêm acquy nếu muốn di chuyển thuận lợi.
- Số vặn hiển thị hộp số: Loại xe sử dụng số vặn hiển thị số có vẻ ngoài đẹp và sang trọng hơn. Số xe sẽ được đặt trong một chiếc hộp kín giúp chống lại bụi bẩn hay gỉ sét… Ngoài ra, hệ thống trợ lực trên xe cũng bền và khỏe hơn so với phiên bản cũ.
- Số hình giọt nước: Đây là những chiếc xe sản xuất từ năm 2012 trở lại. Số cơ hình giọt nước có nguyên lý hoạt động gần tương tự số vặn. Điểm khác nhau duy nhất của hai loại số này đó là tính thẩm mỹ.
Đá chống khoá cổ trên xe đạp trợ lực
Đá chống khoá cổ là một bộ phận mới trên những chiếc xe đạp trợ lực đời cao (khoảng từ năm 2012 trở lại đây). Nhiệm vụ của chi tiết này là giữ cổ xe và tay lái ở vị trí cố định khi bạn dựng chân chống xe. Do đó, dù giỏ xe của bạn có chất nhiều đồ đạc đến đâu thì cũng không cần lo xe bị đổ.
Chắn xích xe đạp trợ lực
Tương tự đá chắn khoá cổ, chắn xích xe thường chỉ có ở những chiếc xe mới, được sản xuất gần đây. Phần hộp này bao kín xích từ vị trí bàn đạp cho đến hết phần xích ở bánh sau. Nhờ đó khi đạp xe, vết bẩn ở xích sẽ không bị bắn lên quần áo cũng như không xảy ra hiện tượng quần hay váy mắc vào xích.
Đèn xe đạp
Đèn xe đạp trợ lực được chia làm hai loại là đèn led và đèn sợi đốt. Với đèn sợi đốt, thường sẽ là ánh sáng vàng, độ sáng không cao, thường thấy xuất hiện ở những dòng xe đời thấp. Ngược lại, với những chiếc xe sử dụng ánh sáng đèn led thường là mẫu xe an toàn, hiện đại hơn với tuổi đời từ 2011 trở lại đây.
Qua bài phân tích trên ta có thể thấy, để phân biệt một một chiếc xe đạp trợ lực là mới hay cũ tuy rằng nhiều cách nhưng cũng khá đơn giản. Vậy hy vọng bài viết trên của HTeBike đã giúp các bạn phần nào nắm được cách xác định đời xe đạp trợ lực Nhật.
Xem thêm: Xe Đạp Trợ Lực Điện Gấp Gọn ADO A20 Lite
Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/cach-xac-dinh-doi-xe-dap-tro-luc-nhat/