Khi chạy xe đạp trợ lực điện ngoài việc mua xe phù hợp với chiều cao, bạn cũng phải chỉnh yên xe phù hợp với tư thế đạp xe. Điều này giúp bạn lái xe thoải mái và không gây hại cho sức khỏe. Sau đây, HTeBike sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh yên xe đạp trợ lực điện.
Lợi ích của việc chỉnh yên xe đạp trợ lực phù hợp với tư thế đạp xe
Bảo vệ sức khỏe: Việc điều chỉnh yên xe sẽ giúp người lái hạn chế được các chấn thương không mong muốn trong quá trình đạp xe. Hơn nữa, việc này còn giúp người lái không bị cảm giác mỏi lưng, vai khi di chuyển. Qua đó đảm bảo quá trình lái xe an toàn và bảo vệ sức khỏe người lái.
Tạo sự thoải mái: Việc điều chỉnh yên xe giúp bạn có tư thế lái xe thoải mái. Chỉnh yên xe phù hợp với chiều cao của bạn sẽ giúp bạn lái xe chủ động và tự do hơn mà không bị gò bó hay khó khăn khi bạn đạp xe chinh phục địa hình hay rèn luyện sức khỏe.
Mang lại hiệu quả luyện tập cao: Việc chỉnh yên xe rất cần thiết cho tập luyện thể thao giúp bạn có tư thế lái xe đúng và mang lại hiệu quả khi tập luyện. Điều này giúp bạn không bị chấn thương hay mệt mỏi trong quá trình thực hiện các bài tập. Hơn nữa, còn đốt cháy calo nhanh chóng và giúp bạn lái xe được lâu hơn.
Cách chỉnh yên xe đạp trợ lực điện
Điều chỉnh chiều cao yên xe phù hợp với chiều cao của bạn
Trạng thái cơ thể của mỗi chúng ta là không giống nhau vì thế mà lưng, tay, chân có chiều dài khác nhau. Việc điều chỉnh yên xe phù hợp sẽ giúp bạn điều khiển xe thoải mái hơn. Đặc biệt, việc này giúp bạn không bị mỏi tay, tê chân, mỏi lưng hay vai giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Chỉ mất 2-3 phút để điều chỉnh yên xe phù hợp với chiều cao của bạn.
Để điều chỉnh yên xe đạp phù hợp với chiều cao của bạn, bạn cần làm theo các bước như sau:
- Bước 1: Bạn để xe ở vị trí cân bằng và dựng phương thẳng đứng. Bạn có thể nhờ người nhà hoặc bạn bè giữ xe giùm hoặc tự bạn giữ thăng bằng cho xe của bạn.
- Bước 2: Đặt cả 2 bàn chân lên 2 bàn đạp ở vị trí song song nhau và mặt đất. Sau đó bạn đạp ngược về sau để điều chỉnh yên cho đến khi 2 chân bạn co duỗi thoải mái không bị gập quá hay co quá.
- Bước 3: Bạn tăng cốt yên sao cho gót chân của bạn đặt trên bàn đạp dưới và đầu gối của bạn hơi cong là được.
Đặt vị trí yên xe phù hợp với tư thế ngồi
Việc đặt vị trí yên xe phù hợp với tư thế ngồi của bạn giúp bạn giữ được cân bằng cơ thể. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đặt khuỷu tay lên trên mũi yên xe của mình, nếu ngón tay của bạn chạm được vị trí của tay lái thì vị trí đã đạt chuẩn.
Điều chỉnh yên xe phù hợp với tư thế ngồi sẽ giúp bạn có thể giữ cho cơ thể được cân bằng. Bạn kiểm tra xem vị trí yên xe phù hợp với tư thế ngồi của mình chưa bằng cách:
- Bước 1: Bạn đặt khuỷu tay của mình lên mũi yên xe.
- Bước 2: Nhìn xem ngón tay của bạn đã chạm được tay lái chưa.
- Bước 3: Nếu chạm được vị trí tay lái thì đạt chuẩn. Còn chưa thì đã sai vị trí.
Điều chỉnh độ nghiêng của yên xe sao cho thoải mái nhất
Việc chỉnh độ nghiêng của yên xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn nhất là đốt sống cổ, bộ phận sinh dục và xương sống. Bạn có thể chỉnh yên xe nghiêng nhẹ về trước hoặc song song với mặt đất để mang lại cảm giác thoải mái. Sau khi chỉnh xe vừa ý, bạn nên thử ngồi lên và chạy một đoạn đường ngắn để xem thoải mái chưa. Dưới đây là 6 cách điều chỉnh độ nghiêng của yên xe phù hợp với tư thế lái xe giúp bạn không bị tê mỏi chân tay và lưng trong quá trình lái xe.
- Bước 1: Khi bạn chỉnh yên xe, bạn hãy xem lại vai của bạn có được đặt giữa yên xe và tay lái không.
- Bước 2: Đầu bạn nên hướng về phía trước, mắt bạn luôn nhìn thẳng.
- Bước 3: Bạn không được đặt 2 tay thẳng song song mà bạn nên để tay cong nhẹ sang hai bên để cho không làm mỏi 2 khớp khuỷu tay.
- Bước 4: Đặt bàn tay sao cho nắm chắc tay cầm.
- Bước 5: Người bạn luôn hướng về phía trước khi đạp xe tránh lực cản của gió.
- Bước 6: Khớp gối đến bàn đạp có khoảng cách vừa đủ để mang lại cảm giác thoải mái khi bạn đạp xe không bị chùng gối và không căng quá.
Cách chỉnh vị trí phía sau của yên xe
Điều chỉnh vị trí sau của yên sau giúp cân bằng cơ thể khi bạn đạp xe. Hơn nữa, việc này còn giúp khoảng cách từ tay của bạn đến vị trí tay lái được thoải mái và tự do.
Khi chỉnh yên xe, bạn có thể đặt khuỷu tay lên mũi yên xe để kiểm tra xem đúng chưa. Nếu ngón tay chạm được vào tay lái thì tư thế yên đã đúng.
Gợi ý 4 công thức điều chỉnh yên xe đạp trợ lực
Công thức 109%
Phương pháp 109% được xem là công thức được nhiều người dùng nhất và dễ sử dụng nhất. Phương pháp này ra đời vào năm 1967 do Hamley và Thomas nghiên cứu thực tế. Phương pháp này được dựa trên đo chiều dài từ mông đến gót chân của người lái xe. Rồi nhân với 109% để cho ra kết quả chiều dài từ phần trên cùng của yên xe đến bàn đạp vị trí 6 giờ.
Khi áp dụng công thức 109%, người lái không mang theo giày dép và phải đứng thẳng chân để đo chính xác nhất.
Công thức Lemond
Lemond được xem là biến thể của công thức 109%. Được tạo ra bởi Greg Lemond là người từng giành 3 lần vô địch Tour de France.
Tương tự với công thức 109% nhưng thay vì tiêu chuẩn 109% thì Lemond chỉ lấy 88,3% chiều dài đo được và dùng nó để đo khoảng cách từ tâm trục giữa khung xe đến mặt yên xe.
Công thức gót chân
Công thức gót chân rất dễ và phổ biến. Được nhiều cửa hàng xe đạp và huấn luyện viên khuyên dùng.
Bạn chỉ cần ngồi thăng bằng trên yên xe sau đó đặt gót chân hoặc gót giày lên bàn đạp. Rồi bạn chỉnh chiều cao yên xe đạp đến khi chân bạn duỗi thẳng ở vị trí 6 giờ trên bàn đạp và xương chậu nằm ngang.
Tuy nhiên phương pháp này không chính xác lắm bởi vì chiều cao yên xe có thể bị chỉnh thấp hơn phụ thuộc vào chiều cao cơ thể người lái.
Phương pháp Holmes
Công thức Holmes được nhiều người dùng với các dòng xe đạp thể thao và xe đạp đua giúp giảm chấn thương khi bạn lái xe.
Công thức Holmes sử dụng máy đo góc khớp gối chuyên dụng. Góc từ 25 độ đến 35 độ đối với người có sức khỏe bình thường. Còn người đã từng bị hoặc đang bị viêm gân thì góc 25 độ là góc chuẩn để chỉnh yên xe phù hợp với khớp gối.
Kết luận
Trên đây là những cách chỉnh yên xe đạp trợ lực điện cho phù hợp với tư thế lái. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn có tư thế lái xe thoải mái và bảo vệ sức khỏe.
Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/cach-chinh-yen-xe-dap-tro-luc-dien-cho-phu-hop-voi-tu-the-lai/