Xe đạp trợ lực bị nặng đạp là một trong những vấn đề phổ biến, thường xuyên xảy ra đối với những ai di chuyển nhiều bằng xe đạp. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây bất tiện cho người lái, mỗi lần di chuyển mất sức và tốn thời gian hơn. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là gì? Cùng theo dõi bài viết này của HTeBike để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Nguyên nhân khiến xe đạp trợ lực bị nặng đạp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng xe đạp trợ lực điện bị nặng đạp. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Áp suất không khí phía bên trong vỏ xe
- Các linh kiện của xe đạp trợ lực đã quá cũ hoặc quá rườm rà
- Xe đang đi bị bó phanh (thắng)
- Độ dài của cổ lái không phù hợp với người lái
- Phuộc nhún hoạt động quá chậm
Một số cách khắc phục khi xe đạp trợ lực bị nặng đạp
Bỏ bớt những chi tiết không cần thiết
Hãy kiểm tra một lượt chiếc xe đạp trợ lực điện của mình và lược bỏ một số chi tiết không cần thiết như:
- Rút ngắn toàn bộ những vỏ cáp để có được khoảng cách ngắn nhất phù hợp với những vòng xoay tay lái.
- Rút ngắn cáp phía trong để khớp với đầu cáp.
- Cắt bớt ống dẫn, đến mức ngắn nhất có thể.
- Điều chỉnh chỗ ngồi một cách hợp lý, cắt ngắn bớt và loại bỏ những khoảng dư thừa sau khi duy trì khoảng cách chèn tối thiểu. Điều này giúp bạn giảm đáng kể một phần trọng lượng.
Hạn chế bó phanh (thắng) xe
Má phanh bị ma sát với đĩa cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến xe đạp trợ lực bị nặng đap, việc đạp xe tốn sức hơn rất nhiều. Phanh xe không được thiết lập chính xác gây ra lãng phí năng lượng và tốc độ của người đạp.
Đầu tiên, hãy kiểm tra việc má phanh của bạn có đang bị cọ sát trên các đĩa bằng cách nâng xe lên và quay bánh xe vài vòng. Nếu bạn chỉ quay được ít vòng đã ngừng lại thì cần điều chỉnh để đảm bảo má phanh được canh thẳng hàng, không ma sát với đĩa phanh bằng.
Điều chỉnh lại phuộc nhún
Tốc độ của phuộc nhún cũng là một trong những yếu tố quan trọng, đáng lưu tâm mà bạn cần theo dõi để khắc phục tình trạng xe đạp trợ lực bị nặng đạp. Nếu tốc độ phản xạ của phuộc nhún không theo kịp tốc độ xe sẽ gây ảnh hưởng rất lớn trong quá trình điều khiển. Ví dụ, khi xe di chuyển nhanh nhưng phuộc nhún lại phản xạ quá chậm sẽ khiến xe bị trì trệ trong lúc vượt địa hình xấu và chạy chậm hơn.
Bạn có thể kiểm tra tốc độ phản hồi, tốc độ bật phù hợp của phuộc nhún bằng cách di chuyển nhiều lần trên các đoạn đường quen thuộc, cảm nhận độ bật trong mỗi lần di chuyển. Sau đó điều chỉnh phuộc nhún dần dần tới mức tối ưu & phù hợp nhất với bạn.
Siết chặt ốc vít
Khi chiếc xe đạp trợ lực điện được sử dụng thường xuyên nhưng không bảo dưỡng hay kiểm tra định kỳ thì rất dễ gặp phải tình trạng lỏng lẻo, cong lệch. Vì vậy, hãy chú ý kiểm tra vị trí các ốc trên xe và siết chúng thật chặt. Đảm bảo những bộ phận này không bị lỏng và gây ra tiếng ồn khó chịu, điều này cũng giúp bạn di chuyển an toàn hơn.
Đồng thời, đừng bỏ qua những bộ phận cần được bôi trơn định kỳ như dây cáp phanh và dây cáp đề.
Nâng cấp bánh xe
Một trong những cách cải thiện hiệu quả tốc độ đạp xe đó là nâng cấp bánh xe. Những loại bánh xe có vành được làm từ vật liệu chắc chắn sẽ chạy nhanh hơn, êm hơn nhiều. Vòng xe được nâng cấp hiện đại cũng có thể khắc phục được tình trạng xe đạp trợ lực bị nặng đạp.
Bạn có thể cân nhắc nâng cấp bánh xe có vành bằng hợp kim nhôm hoặc cacbon, vừa có thể giảm trọng lượng mà bạn vẫn thực hiện tốt các kỹ thuật so với bánh xe cũ. Hệ thống vòng bi mềm mại và chính xác hơn, dẫn tới việc ít bị kháng cán hơn.
Đảm bảo áp suất lốp tốt
Khi lốp xe đạp trợ lực có áp suất thấp sẽ dẫn đến tình trạng bị nặng đạp, khiến bạn mất nhiều sức khi di chuyển hơn. Hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng áp suất lốp và có phương án điều chỉnh phù hợp.
Để có thể xác định áp suất lốp phù hợp, bạn cần căn cứ vào địa hình thường xuyên di chuyển, chất liệu vành và vỏ xe, cân nặng, nhiệt độ, phương pháp đạp xe,…Cách tốt nhất là bạn hãy chạy xe ở nhiều mức áp suất khác nhau và tìm ra con số phù hợp nhất cho chiếc xe đạp trợ lực của mình.
Thay thế linh kiện
Thay thế các bộ phận chính là một trong những cách đơn giản để loại bỏ tình trạng xe đạp trợ lực bị nặng đạp. Tùy theo tình trạng của xe mà bạn có thể xem xét nâng cấp tay lái, cọc yên, bánh xe,…thành những loại có chất liệu nhẹ hơn.
Phương pháp này tuy có hiệu quả nhanh, dễ thực hiện nhưng lại tốn chi phí khá lớn, vì vậy bạn nên cân nhắc thật kỹ. Bạn cũng có thể đến các cửa hàng xe đạp trợ lực và tham khảo ý kiến của nhân viên để đưa ra quyết định tốt nhất nhé.
Hy vọng với những thông tin mà HTeBike vừa cung cấp về tình trạng xe đạp trợ lực bị nặng đạp, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục nó. Nếu vẫn gặp rắc rối trong quá trình xử lý thì bạn có thể đem xe ra các cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.
Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/xe-dap-tro-luc-bi-nang-dap-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc/