Đạp xe hay chạy bộ rèn luyện sức khỏe tốt hơn?

Đạp xe và chạy bộ là những hoạt động rèn luyện sức khỏe, duy trì lối sống lành mạnh được nhiều người lựa chọn hiện nay. Thế nhưng đa số mọi người đều không biết đạp xe hay chạy bộ tốt hơn? Nên lựa chọn hoạt động nào thì phù hợp? Cùng HTeBike tìm hiểu ngay nhé!

Đạp xe mang lại những lợi ích gì?

Đạp xe là một hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe phù hợp với nhiều lứa tuổi, hoàn cảnh sống,... khác nhau. Không chỉ vậy, đây còn là hoạt động mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Đạp xe giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, xương – khớp, kiểm soát đường huyết hiệu quả

Đạp xe là một hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe phù hợp với nhiều lứa tuổi, hoàn cảnh sống,… khác nhau. Không chỉ vậy, đây còn là hoạt động mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe:

    • Nâng cao sức khỏe tim mạch: Nếu đạp xe hàng ngày kết hợp cùng việc tập hít thở đều đặn sẽ thúc đẩy tim bơm máu đến các cơ quan. Từ đó, hoạt động co bóp của tim được cải thiện, ngăn ngừa nguy cơ mắc những bệnh tim mạch nguy hiểm.
    • Nâng cao sức khỏe xương – khớp: Đạp xe đúng cách sẽ hỗ trợ tăng sinh chất nhờn ở các khớp, tăng độ dẻo dai và linh hoạt cho khung xương.
    • Kiểm soát đường huyết hiệu quả: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, duy trì 30 phút đạp xe mỗi ngày có thể giảm tới 40% nguy cơ mắc tiểu đường. Nguyên do là bởi việc đạp xe có tác dụng đốt cháy chất béo trung tính và kích hoạt chất mang glucose giúp giảm bớt lượng đường trong máu.
    • Giảm căng thẳng hiệu quả: Khi bạn đạp xe, cơ thể sẽ sản sinh ra những loại hormone hạnh phúc là endorphin, serotonin và dopamine, giúp người tập cảm thấy phấn chấn, thoải mái và vui vẻ hơn.

Tác dụng của việc chạy bộ hàng ngày

Cải thiện trí não: Hoạt động chạy bộ kích thích giải phóng protein BDNF - yếu tố hỗ trợ nuôi dưỡng hệ thần kinh để con người ghi nhớ và tư duy tốt hơn.
Duy trì thói quan chạy bộ hàng ngày mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Nếu có thể duy trì thói quen chạy bộ hàng ngày, cơ thể bạn sẽ có những chuyển biến tích cực mà bạn không ngờ tới:

    • Kiểm soát lượng mỡ thừa, giảm cân hiệu quả: Giống như đại đa số những hoạt động thể dục thể thao khác, chạy bộ cũng có tác dụng giảm mỡ thừa và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
    • Khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp: Nhiều người vẫn lầm tưởng việc chạy bộ có thể ảnh hưởng đến xương khớp. Tuy nhiên, nếu duy trì thói quen này một cách khoa học và dựa theo sức khỏe của mình, việc chạy bộ còn có thể khắc phục tình trạng viêm xương khớp hiệu quả.
    • Cải thiện trí não: Hoạt động chạy bộ kích thích giải phóng protein BDNF – yếu tố hỗ trợ nuôi dưỡng hệ thần kinh để con người ghi nhớ và tư duy tốt hơn.
    • Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư: Tập luyện ở cường độ vừa phải làm tăng quá trình loại bỏ những độc tố ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên.
    • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Chạy bộ giúp đẩy mạnh việc đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể thông qua tuyến mồ hôi, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Đạp xe hay chạy bộ rèn luyện sức khỏe tốt hơn?

Sức khỏe tim mạch

Trên thực tế, cả hoạt động đạp xe và chạy bộ đều có tác động tích cực đến sức khỏe. Điều này giúp giảm thiểu được nhiều vấn đề liên quan đến tim mạch như: tăng cường cơ tim, ổn định nhịp tim, kích thích hệ tuần hoàn, giảm lượng mỡ trong máu. Nếu duy trì thường xuyên những hoạt động này, bạn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư đáng kể.

Tùy vào điều kiện hoàn cảnh, sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn hình thức rèn luyện sức khỏe phù hợp. Nhưng dù là hình thức nào, bạn cũng không nên vận động quá 60 phút/ ngày và 5 ngày/ tuần để tránh tình trạng mất sức, ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại.

Nâng cao sức khỏe tim mạch: Nếu đạp xe hàng ngày kết hợp cùng việc tập hít thở đều đặn sẽ thúc đẩy tim bơm máu đến các cơ quan. Từ đó, hoạt động co bóp của tim được cải thiện, ngăn ngừa nguy cơ mắc những bệnh tim mạch nguy hiểm.
Đạp xe giúp nâng cao sức khỏe tim mạch hiệu quả

Lượng calo tiêu thụ

Tùy vào từng hoạt động khác nhau mà cơ thể sẽ đốt cháy lượng calo tương ứng để đáp ứng khả năng vận động của bạn. Lượng calo mà cơ thể sẽ tiêu hao cho 2 hoạt động đạp xe và chạy bộ là: 

  • Đạp xe: Cơ thể tiêu hao hết 145 calories/30 phút290 calories/1 tiếng (với quãng đường dưới 16 km).
  • Chạy bộ: Cơ thể tiêu hao hết 295 calories/30 phút590 calories/1 tiếng (với quãng đường dưới 8 km)

Săn chắc cơ & xây dựng cơ bắp

Tuy rằng việc đạp xe tiêu tốn ít calo hơn nhưng duy trì thói quen đạp xe hàng ngày sẽ giúp cho khối cơ của bạn được xây dựng tốt hơn. Hoạt động đạp xe giúp cơ thể sử dụng hiệu quả các nhóm cơ gấp hông và cơ duỗi đầu gối cùng với gân kheo.

Khi chạy bộ, cơ thể bạn sẽ chịu một lực tác động khá lớn khiến cho khối cơ phần dưới cơ thể trở nên săn chắc hơn nhiều. Việc tiêu hao năng lượng nhiều từ hoạt động chạy bộ cũng giúp khối cơ của bạn được cải thiện hơn mỗi ngày.
Chạy bộ giúp cơ chân săn chắc

Khi chạy bộ, cơ thể bạn sẽ chịu một lực tác động khá lớn khiến cho khối cơ phần dưới cơ thể trở nên săn chắc hơn nhiều. Việc tiêu hao năng lượng nhiều từ hoạt động chạy bộ cũng giúp khối cơ của bạn được cải thiện hơn mỗi ngày.

Sức khỏe xương khớp

So với việc đạp xe, chạy bộ có lợi cho sức khỏe xương khớp về lâu về dài hơn nhờ vào lực tác động lên xương nhiều hơn. Khi chạy bộ, lực tác động lên xương sẽ kích thích mô xương phát triển dưới sự hỗ trợ của hoạt động tuyến tụy.

Còn nếu bạn đạp xe, lượng canxi chứa trong xương sẽ có xu hướng giải phóng vào máu, điều này khiến cơ thể dễ bị yếu đi nhiều. Khi đạp xe, bạn chỉ nên tập luyện ở mức độ nhẹ nhàng để giảm thiểu các triệu chứng viêm khớp, giảm đau & cứng khớp.

Đối với những ai đang có vấn đề xương khớp hay chỉ muốn vận động nhẹ thì nên lựa chọn đạp xe. Còn đối với những ai có sức khỏe bình thường thì có thể lựa chọn chạy bộ để cải thiện vấn đề xương khớp.

Khi đạp xe, bạn chỉ nên tập luyện ở mức độ nhẹ nhàng để giảm thiểu các triệu chứng viêm khớp, giảm đau & cứng khớp.
Đạp xe trợ lực giúp nâng cao sức khỏe xương khớp được khỏe mạnh hơn

Rủi ro chấn thương

Bên cạnh những lợi ích về mặt sức khỏe, bạn cũng nên cân nhắc đến những rủi ro, chấn thương có thể gặp phải khi đạp xe hay chạy bộ. Một số chấn thương thường gặp như:

  • Đối với hoạt động đạp xe: Thường hay gặp nhất là những chấn thương vùng đầu gối, đau mỏi lưng, đau cổ hoặc cảm thấy tê, đau phần cổ tay, cẳng tay. Hơn nữa, việc đạp xe cũng có thể gây chấn thương đầu, tê chân và ngứa gan.
  • Đối với hoạt động chạy bộ: Những chấn thương hay gặp nhất là ở đầu gối làm ảnh hưởng đến bàn chân, chân, đùi và xương chậu. Ngoài ra, khi chạy bộ bạn còn có nguy cơ bị viêm quanh xương ống quyển (viêm nẹp ống chân).

Khi gặp phải những chấn thương trên, bạn nên ngừng luyện tập và đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị cụ thể.

Đạp xe hay chạy bộ đều mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe nếu được tập luyện đúng cách và duy trì thường xuyên. Với những chia sẻ phía trên, HTeBike hy vọng rằng bạn đã có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân.

Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/dap-xe-hay-chay-bo-ren-luyen-suc-khoe-tot-hon/

Gọi 093.818.8068
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chỉ đường