So sánh cảm biến tốc độ và cảm biến momen xoắn: Loại nào tốt hơn?

Đời sống xã hội phát triển, con người dần quan tâm tới vấn đề môi trường nhiều hơn. Vì thế, những chiếc xe đạp trợ lực điện ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự thân thiện với môi trường, đáp ứng được nhu cầu di chuyển lẫn rèn luyện sức khỏe. Có rất nhiều dòng xe đạp trợ lực điện khác nhau, nhưng chủ yếu sẽ sử dụng 2 loại cảm biến là: cảm biến tốc độ và cảm biến momen xoắn. Cùng HTeBike so sánh cảm biến tốc độ và cảm biến momen xoắn qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm cơ bản

Trước khi đi vào phân tích cụ thể, chúng ta sẽ cần hiểu rõ khái niệm của hai loại cảm biến này và cách hoạt động của chúng. Từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về từng loại cảm biến.

Cảm biến tốc độ là gì?

Cảm biến tốc độ sử dụng một nam châm gắn vào bánh xe hoặc tay quay của xe đạp, nam châm này đi qua cảm biến từ tính.
Cảm biến tốc độ được sử dụng nhiều vì chi phí tương đối rẻ

Cảm biến tốc độ (hay cảm biến nhịp) là cảm biến phát hiện tốc độ của chiếc xe đạp trợ lực điện đang di chuyển. Nó thường nằm ở giá đỡ dưới cùng của xe đạp và đo chuyển động quay của các tay quay của xe đạp. Cảm biến tốc độ được sử dụng nhiều trong xe đạp trợ lực điện vì chúng tương đối đơn giản và rẻ tiền để sản xuất.

Cảm biến tốc độ (hay cảm biến nhịp) là cảm biến phát hiện tốc độ của chiếc xe đạp trợ lực điện đang di chuyển.
Xe đạp trợ lực điện gấp gọn ADO A20 Lite sử dụng cảm biến tốc độ

Cảm biến tốc độ sử dụng một nam châm gắn vào bánh xe hoặc tay quay của xe đạp, nam châm này đi qua cảm biến từ tính. Cảm biến phát hiện từ trường và gửi tín hiệu đến động cơ, hỗ trợ người lái đạp xe. Mức độ hỗ trợ tùy thuộc vào mức độ đầu vào của bàn đạp và chế độ hỗ trợ do người lái cài đặt, nó sẽ được bật khi bạn di chuyển và tắt khi bạn ngừng đạp xe.

Cảm biến momen xoắn là gì?

Không giống như cảm biến tốc độ, cảm biến momen xoắn sử dụng một loại đồng hồ đo áp suất để đo mức độ tác động của người lái lên bàn đạp.
Cảm biến momen xoắn phổ biến trên những dòng xe có giá thành cao

Không giống như cảm biến tốc độ, cảm biến momen xoắn sử dụng một loại đồng hồ đo áp suất để đo mức độ tác động của người lái lên bàn đạp. Loại cảm biến này thường nằm ở khung dưới cùng của xe đạp và tương đối phổ biến trên những dòng xe đạp trợ lực điện phân khúc cao.

Không giống như cảm biến tốc độ, cảm biến momen xoắn sử dụng một loại đồng hồ đo áp suất để đo mức độ tác động của người lái lên bàn đạp.
Xe đạp trợ lực điện gấp gọn ADO A20 Air sử dụng cảm biến momen xoắn

Khi người lái bắt đầu đạp, cảm biến momen xoắn sẽ phát hiện ra lực tác động và gửi tín hiệu đến bộ điều khiển động cơ. Điều này giúp bộ điều khiển cung cấp một nguồn năng lượng điện thích hợp để hỗ trợ người điều khiển xe.

Việc sử dụng những chiếc xe đạp trợ lực điện có cảm biến momen xoắn mang lại trải nghiệm lái xe tự nhiên và trực quan hơn. Động cơ chỉ có tác dụng hỗ trợ, vì vậy người lái xe vẫn có thể tập luyện và cảm giác như họ đang hoàn toàn điều khiển xe.

So sánh cảm biến tốc độ và cảm biến momen xoắn

Giống nhau

Dù cơ chế hoạt động có chút khác biệt nhưng hai loại cảm biến này đều được sử dụng với một mục đích là cảm biến để gửi tín hiệu đến bộ điều khiển. Bằng việc gửi tín hiệu này, bộ điều khiển có thể kích hoạt động cơ và cung cấp nguồn năng lượng trợ lực giúp người lái xe có thể di chuyển dễ dàng hơn.

Sự khác biệt giữa cảm biến tốc độ và cảm biến momen xoắn

Cảm biến tốc độ Cảm biến momen xoắn
1 Xác định mức độ trợ lực cần cung cấp bằng việc đo tốc độ đạp của người điều khiển xe. Xác định mức độ năng lượng cần cung cấp bằng cách đo lực mà người lái tác động lên bàn đạp, dựa trên máy đo độ căng chính xác.
2 Chỉ hoạt động khi bạn đạp xe, tốc độ đạp xe càng nhanh thì trợ lực càng lớn. Hoạt động ngay sau khi người lái nhấn bàn đạp. Khi xe đạp đứng yên vẫn tạo một lực đẩy về phía trước.
3 Yêu cầu sử dụng pin nhiều hơn. Tiết kiệm pin đáng kể giúp bạn đạp xe được lâu hơn. Đôi khi, bạn có thể vừa đạp xe vừa sạc điện nhờ vào cảm biến tensor.
4 Khi đạp xe lên dốc, bạn sẽ cần đạp mạnh hơn để giữ cho chiếc xe được chuyển động theo nhịp đều, giúp năng lượng trợ lực được cung cấp liên tục. Dễ dàng lấy được năng lượng trợ lực mà không cần tốn quá nhiều sức.
5 Phù hợp với những người lớn tuổi, những người không có nhiều nhu cầu rèn luyện sức khỏe bằng việc đạp xe. Phù hợp với những tay đua năng động, những ai đang có nhu cầu đạp xe lâu dài để rèn luyện sức khỏe.
6 Giá thành rẻ và phổ biến hơn. Giá thành tương đối cao, phổ biến trên những dòng xe đạp trợ lực điện đắt tiền.

Nên lựa chọn loại cảm biến nào cho xe đạp trợ lực điện?

Khi phải lựa chọn giữa cảm biến tốc độ và cảm biến momen xoắn cho xe đạp trợ lực điện của mình, bạn cần cân nhắc đến sở thích cá nhân của bạn và loại hình đạp xe phù hợp.
Lựa chọn loại cảm biến nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của bạn

Khi phải lựa chọn giữa cảm biến tốc độ và cảm biến momen xoắn cho xe đạp trợ lực điện của mình, bạn cần cân nhắc đến sở thích cá nhân của bạn và loại hình đạp xe phù hợp.

Cảm biến tốc độ đơn giản hơn và giá cả phải chăng hơn, khiến chúng trở nên phổ biến đối với những người lái xe bình thường, đề cao yếu tố dễ sử dụng và khả năng tài chính. Mặt khác, cảm biến momen xoắn tiên tiến và chính xác hơn, mang lại trải nghiệm lái xe tự nhiên và hiệu quả hơn. Điều này cũng giúp cảm biến momen xoắn trở thành lựa chọn ưu tiên cho những người đi xe đạp yêu cầu hiệu suất cao và cần rèn luyện nhiều hơn.

Cả cảm biến tốc độ và mô-men xoắn đều đóng một vai trò quan trọng trong hiệu suất và trải nghiệm lái xe đạp trợ điện lực. Từ những so sánh cảm biến tốc độ và cảm biến momen xoắn phía trên, bạn có thể xem xét nhiều yếu tố khác nhau và tìm ra yếu tố nào phù hợp nhất với mình.

Nguồn: https://htebike.htskys.com/kham-pha/so-sanh-cam-bien-toc-do-va-cam-bien-momen-xoan-loai-nao-tot-hon/

Gọi 093.818.8068
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chỉ đường